Nhân cách của người thầy là sức mạnh to lớn có ảnh hưởng đến học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kì câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ hệ thống khen thưởng trách phạt nào khác "

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch các hoạt động khác

Kế hoạch các hoạt động khác

Cập nhật lúc : 16:13 16/12/2024  

Số 61 "Nâng cao chất lượng kết quả tuyển sinh vào lớp 10, năm học: 2025-2026"

 

PHÒNG GD&ĐT PHONG ĐIỀN

TRƯỜNG THCS PHONG MỸ

 
   

 


Số:  61/KH-THCSPM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
   

 


Phong Mỹ, ngày 05 tháng 12 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

Nâng cao chất lượng kết quả thi tuyển sinh

vào lớp 10 năm học 2025-2026

 
   

 


Thực hiện Kế hoạch số 276/KH-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2024 của UBND huyện Phong Điền về việc nâng cao chất lượng kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 – 2026. Trường THCS Phong Mỹ xây dựng Kế hoạch nâng cao chất lượng kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 – 2026 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại nhà trường, tập trung cải thiện năng lực và kết quả học tập của học sinh lớp 9, đặc biệt chú trọng các môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.

- Tăng tỷ lệ học sinh đỗ vào lớp 10, góp phần khẳng định chất lượng giáo dục và uy tín của nhà trường.

- Phát triển năng lực toàn diện cho học sinh, không chỉ về kiến thức mà còn về đạo đức, lối sống, năng lực thực hành, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, kỹ năng sống và khả năng sáng tạo.

- Đảm bảo phân luồng học sinh sau THCS: hướng tới việc định hướng học sinh tiếp tục học lên hoặc đi theo các lộ trình giáo dục nghề nghiệp phù hợp, góp phần nâng cao tỷ lệ phân luồng hợp lý và tăng tính bền vững trong giáo dục.

- Mục tiêu năm học 2024 - 2025: Nâng vị trí xếp hạng phổ điểm thi vào lớp 10 của nhà trường thêm ít nhất 01 bậc, khẳng định sự tiến bộ của học sinh nhà trường so với các trường THCS trên địa bàn huyện.

2. Yêu cầu

- Kế hoạch ôn tập và bồi dưỡng phải có lộ trình rõ ràng, khả thi; xây dựng và thực hiện kế hoạch ôn tập chi tiết cho từng giai đoạn, phù hợp với năng lực của học sinh, và bám sát nội dung thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT.

- Hoạt động bồi dưỡng, ôn tập phải được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ; từng bước phải đánh giá hiệu quả để có các điều chỉnh phù hợp và kịp thời.

- Cán bộ quản lý, giáo viên tham gia ôn tập phải nhận thức rõ vai trò của mình, cập nhật tài liệu giảng dạy, điều chỉnh phương pháp theo năng lực học sinh và yêu cầu của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.

- Đẩy mạnh sự phối hợp với phụ huynh học sinh, nhà trường tổ chức các buổi họp, trao đổi với phụ huynh để thống nhất kế hoạch ôn tập và nhận được sự ủng hộ, đồng hành từ phía phụ huynh trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

- Tuân thủ các quy định về tài chính: Các hoạt động tài chính liên quan đến ôn tập phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật, minh bạch, rõ ràng, được phê duyệt bởi các cấp có thẩm quyền và tuân thủ quy chế chi tiêu nội bộ.

II. THỰC TRẠNG

1. Tổng quan

- Kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT của nhà trường trong năm học 2023 – 2024; 2024 -2025 cho thấy điểm trung bình các môn của học sinh nhà trường còn thấp so với mặt bằng chung của huyện, tỉnh.

- Vị trí xếp hạng của nhà trường so với các trường khác trong huyện, tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng và truyền thống học tập của học sinh nhà trường.

2. Kết quả cụ thể
* Môn Ngữ văn

Năm học

2023 - 2024

2024 - 2025

THCS Phong Mỹ

3,63

3,48

Huyện Phong Điền

3,96

4,29

Tỉnh Thừa Thiên Huế

4,85

5,06

Năm học 2024 – 2025 điểm thi trung bình môn Ngữ văn xếp thứ 14/15 trường THCS trên địa bàn huyện (trên TH&THCS Nguyễn Lộ Trạch).

* Môn Toán

Năm học

2023 - 2024

2024 - 2025

THCS Phong Mỹ

2,07

2,26

Huyện Phong Điền

3,0

3,09

Tỉnh Thừa Thiên Huế

3,92

3,83

Năm học 2024 – 2025 điểm thi trung bình môn Toán xếp thứ 15/15 trường THCS trên địa bàn huyện, trong đó có 05 em điểm 0 (không).

* Môn Ngoại ngữ:

Năm học

2023 - 2024

2024 - 2025

THCS Phong Mỹ

3,64

3,23

Huyện Phong Điền

3,64

4,08

Tỉnh Thừa Thiên Huế

4,37

4,77

Năm học 2024 – 2025 điểm thi trung bình môn Ngoại ngữ xếp thứ 15/15 trường THCS trên địa bàn huyện.

Đánh giá chung: Các số liệu cho thấy kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 của nhà trường vẫn còn ở mức thấp, đặc biệt là môn Toán. Đây là dấu hiệu cho thấy cần có sự đầu tư mạnh mẽ và tập trung vào công tác nâng cao chất lượng giáo dục và ôn tập cho các môn chính.

3. Nguyên nhân

- Năng lực học sinh không đồng đều: Một bộ phận học sinh còn yếu kém về kiến thức cơ bản, đặc biệt ở các môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh.

- Phương pháp giảng dạy và ôn tập tại nhà trường chưa thực sự hiệu quả, còn mang tính chất lý thuyết, chưa phát huy được khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh.

- Thiếu tài liệu ôn tập chất lượng: Ngân hàng đề ôn tập chưa phong phú, chất lượng chưa cao, chưa được đồng bộ hóa để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của kỳ thi tuyển sinh lớp 10.

- Thiếu sự phối hợp giữa phụ huynh và nhà trường: Công tác phối hợp với phụ huynh để hỗ trợ việc ôn tập cho học sinh chưa được đẩy mạnh, dẫn đến thiếu sự đồng hành và giám sát chặt chẽ từ phía gia đình.

- Hạn chế về cơ sở vật chất: Nhà trường còn thiếu trang thiết bị và cơ sở vật chất đặc biệt là phòng học để hỗ trợ cho việc ôn tập và học tập của học sinh, ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.

4. Những điểm sáng để học hỏi:

        - Trường THCS Phong Hiền đạt kết quả thi tốt ở môn Tiếng Anh.

- Trường TH&THCS Lê Văn Miến có điểm thi trung bình môn Toán cao hơn điểm trung bình chung của tỉnh.

- Những trường này có thể là mô hình điển hình để nhà trường học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác ôn tập và giảng dạy.

5. Kết luận

- Định hướng cần cải thiện: Để cải thiện tình trạng hiện tại, nhà trường cần có phương pháp ôn tập phù hợp hơn, tập trung vào nâng cao chất lượng giáo dục và tăng cường năng lực học tập cho học sinh ở các môn chính.

- Yêu cầu đầu tư toàn diện: Cần có sự đầu tư về cả nguồn nhân lực (giáo viên, cán bộ quản lý) và cơ sở vật chất để hỗ trợ quá trình dạy và học, đặc biệt là các trang thiết bị, tài liệu và điều kiện ôn tập cho học sinh.

III. NHỮNG NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Xây dựng kế hoạch ôn tập:

a. Phân công trách nhiệm cụ thể:

- Hiệu trưởng chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch ôn tập tổng thể, chỉ đạo và giám sát việc triển khai kế hoạch tại trường.

- Hiệu trưởng nhà trường phân công, sắp xếp công việc hợp lí để giáo viên có năng lực, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn vững vàng tham gia ôn tập.

- Phân công giáo viên phụ trách lớp ôn tập để quản lí nắm bắt tình hình kịp thời; thành lập Ban cán sự lớp ôn tập để học sinh thực hiện tốt công tác tự quản; phân công giáo viên hỗ trợ giáo viên và giúp đỡ học sinh.

- Ban giám hiệu nhà trường phải kiểm soát tốt nội dung, cách thức ôn tập đối với từng môn, từng giáo viên. Gắn kết quả của kỳ thi với trách nhiệm của giáo viên bộ môn và tổ trưởng chuyên môn.

b. Phân chia giai đoạn ôn tập

- Ôn tập kiến thức nền tảng: Hệ thống lại các kiến thức cơ bản của từng môn học, củng cố nền tảng kiến thức cho học sinh, đặc biệt là các học sinh có học lực yếu, đảm bảo các em nắm vững kiến thức trọng tâm.

- Ôn tập nâng cao và luyện đề: Tập trung vào các kỹ năng làm bài và chiến lược giải đề, rèn luyện các dạng bài tập phức tạp và bồi dưỡng cho học sinh khá, giỏi. Giai đoạn này, các trường cần chú trọng hướng dẫn học sinh về cấu trúc đề thi và kỹ năng phân tích đề.

- Ôn tập chuyên sâu và thi thử: Luyện đề thi thử và rèn luyện khả năng ứng phó với các tình huống làm bài thi. Tổ chức các buổi thi thử để đánh giá kỹ năng làm bài của học sinh, từ đó điều chỉnh phương pháp ôn tập phù hợp.

c. Tăng cường phối hợp với phụ huynh:

- Nhà trường tổ chức các buổi họp phụ huynh ngay từ đầu năm học để thông tin về kế hoạch ôn tập, vai trò và trách nhiệm của phụ huynh trong quá trình ôn tập của học sinh.

- Thường xuyên cập nhật cho phụ huynh về tiến độ ôn tập, thành tích và khó khăn của học sinh, để phụ huynh có thể hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho con em mình.

d. Xây dựng lộ trình ôn tập:

- Kế hoạch ôn tập phải đảm bảo phù hợp với định hướng chung của huyện.

- Kế hoạch ôn tập cần thiết kế theo hướng có thể điều chỉnh linh hoạt tùy theo tình hình thực tế và kết quả đánh giá từng giai đoạn ôn tập. Điều này giúp nhà trường kịp thời thay đổi phương pháp giảng dạy phù hợp với nhu cầu và khả năng tiếp thu của học sinh.

e. Quản lý và giám sát chặt chẽ

-  Phân công giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn phụ trách lớp ôn tập để quản lý sát sao việc học của học sinh, từ đó có các phương án hỗ trợ kịp thời.

- Ban Giám hiệu nhà trường thường xuyên kiểm tra, dự giờ và quan sát các buổi ôn tập, kiểm tra giáo án ôn tập của giáo viên để đảm bảo việc giảng dạy bám sát kế hoạch.

f. Đảm bảo công khai, minh bạch về tài chính

- Công khai các khoản thu liên quan đến ôn tập, đảm bảo chi đúng quy định và minh bạch về tài chính.

- Các khoản thu chi phải được phê duyệt bởi các cấp có thẩm quyền, đảm bảo tuân thủ quy chế chi tiêu nội bộ và quy định hiện hành.

2. Tổ chức các hoạt động dạy học và ôn tập:

a. Dạy học theo hướng phân hóa:

- Phân loại học sinh theo năng lực: Giáo viên đứng lớp cần phân loại học sinh thành các nhóm khác nhau dựa trên kết quả học tập và năng lực, từ đó xây dựng các lớp ôn tập phù hợp với từng nhóm đối tượng.

- Tổ chức lớp ôn tập chuyên biệt: Với nhóm học sinh khá giỏi, tập trung rèn luyện kỹ năng giải quyết các câu hỏi nâng cao. Đối với nhóm học sinh trung bình và yếu, tập trung củng cố kiến thức nền tảng và rèn luyện các kỹ năng cơ bản để giúp các em đạt yêu cầu tối thiểu.

b. Tăng cường kiểm tra đánh giá thường xuyên:

- Kiểm tra định kỳ trong suốt quá trình ôn tập: Tổ chức các bài kiểm tra ngắn trong mỗi tuần hoặc mỗi buổi ôn tập để đánh giá khả năng tiếp thu của học sinh, giúp giáo viên nắm bắt được tiến độ và điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp.

- Đánh giá theo tiến độ và điều chỉnh: Dựa vào kết quả kiểm tra, giáo viên cần kịp thời điều chỉnh nội dung và phương pháp ôn tập cho từng nhóm học sinh. Cần theo dõi sát sao để đảm bảo học sinh yếu không bị bỏ lại phía sau.

- Báo cáo kết quả đánh giá cho phụ huynh: Định kỳ báo cáo kết quả học tập của học sinh đến phụ huynh, để tạo sự đồng thuận và giúp phụ huynh nắm bắt tình hình, hỗ trợ học sinh hiệu quả hơn tại nhà.

c. Chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn

- Sinh hoạt chuyên môn cấp trường: Trường tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn với sự tham gia của toàn bộ giáo viên bộ môn, tập trung vào việc phân tích cấu trúc đề thi, đánh giá các đề thi các năm trước và chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy.

- Tập trung vào kỹ năng phân tích đề thi: Hướng dẫn giáo viên cách phân tích đề thi tuyển sinh vào lớp 10, đặc biệt chú trọng vào kỹ năng nhận biết các dạng bài thường gặp và kỹ năng phân tích câu hỏi để giúp học sinh nắm bắt nhanh và xử lý bài thi tốt hơn.

- Điều chỉnh phương pháp dạy: Giáo viên cần điều chỉnh phương pháp giảng dạy dựa trên các buổi sinh hoạt chuyên môn và kết quả kiểm tra đánh giá, tập trung vào các kỹ năng còn yếu của học sinh, giúp các em cải thiện một cách toàn diện.

d. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy:

- Tận dụng phần mềm hỗ trợ học tập: Khuyến khích giáo viên sử dụng các phần mềm và công cụ học tập trực tuyến (như Google Classroom, Zoom, Microsoft Teams) để tổ chức các buổi ôn tập bổ sung hoặc hỗ trợ học sinh tự học tại nhà.

- Sử dụng tài liệu đa phương tiện: Sử dụng các tài liệu đa phương tiện như video giảng dạy, hình ảnh minh họa và tài liệu học tập trực tuyến để tăng tính hấp dẫn cho các buổi ôn tập, đồng thời giúp học sinh dễ dàng nắm bắt nội dung.

- Xây dựng ngân hàng tài liệu số: Nhà trường có thể xây dựng ngân hàng tài liệu ôn tập số, cung cấp các bài tập và đề thi thử cho học sinh truy cập bất cứ lúc nào. Điều này giúp học sinh có thêm nguồn tài liệu để luyện tập và tự học một cách linh hoạt.

e. Đảm bảo chất lượng giờ học chính khóa

- Hoàn thành chương trình đúng tiến độ: Giáo viên đứng lớp cần đảm bảo hoàn thành chương trình giáo dục chính khóa theo đúng khung thời gian năm học, nghiêm cấm việc cắt xén, dồn ép chương trình, gây quá tải cho học sinh.

- Tăng cường kiểm tra, đánh giá kỹ năng vận dụng kiến thức: Đưa vào bài kiểm tra các dạng câu hỏi yêu cầu kỹ năng vận dụng kiến thức, giúp học sinh làm quen với các dạng bài trong đề thi và phát triển khả năng ứng dụng.

- Rèn luyện kỹ năng làm bài: Trong các giờ học chính khóa, giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh cách trình bày bài thi rõ ràng, làm quen với việc quản lý thời gian và các kỹ năng cần thiết khác.

f. Chú trọng việc hướng dẫn học sinh luyện thi thích ứng

- Hướng dẫn học sinh luyện tập kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm và tự luận tùy theo từng môn. Tập trung vào các kỹ năng phân tích, tổng hợp, chọn đáp án nhanh và chính xác.

- Tạo điều kiện cho học sinh làm quen với thời gian làm bài của các môn thi trong từng buổi ôn tập và thi thử, giúp các em rèn luyện khả năng quản lý thời gian khi làm bài.

- Hướng dẫn học sinh cách trình bày câu trả lời rõ ràng, rành mạch, đáp ứng yêu cầu của từng môn thi để tối đa hóa điểm số.

g. Tạo môi trường khích lệ học tập

- Các trường cần tổ chức các buổi khuyến khích tinh thần học tập, vinh danh các học sinh có tiến bộ trong quá trình ôn tập để tạo động lực cho các em và duy trì sự cố gắng.

- Xây dựng các chương trình phụ đạo, bồi dưỡng cho học sinh yếu kém, tạo điều kiện để các em có cơ hội cải thiện kết quả, tránh tình trạng học sinh bị bỏ lại phía sau.

3. Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên ôn thi

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên tham gia ôn thi lớp 10 THPT, tập trung vào việc nâng cao kỹ năng sư phạm và phương pháp giảng dạy hiệu quả. Điều này bao gồm việc tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo chuyên đề.

- Giáo viên cần được hướng dẫn cụ thể về cấu trúc đề thi, nội dung chương trình ôn tập, và cách đánh giá kết quả học tập của học sinh. Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn định kỳ để thảo luận về những khó khăn, thách thức trong quá trình dạy học và ôn thi, từ đó tìm ra những giải pháp hiệu quả.

4. Xây dựng ngân hàng đề thi thử dùng chung trên toàn huyện:

- Phân công giáo viên tham gia ra đề thi thử vào lớp 10 THPT cho 07 môn, bao gồm: Toán 9, Ngữ văn 9, Tiếng Anh 9, Khoa học tự nhiên 9, Lịch sử và Địa lý 9, Giáo dục công dân 9 (có phân công sau); nộp về Phòng Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30/3/2025.

- Các giáo viên được phân công có trách nhiệm nghiên cứu nội dung chương trình; biên soạn các câu hỏi, bài tập đáp ứng yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cơ bản cũng như nâng cao để đưa vào đề thi. Nội dung đề thi cần chú trọng tính sáng tạo và đổi mới phù hợp với các hình thức thi hiện hành. Cần lưu ý không sao chép nguyên bản các câu hỏi, đề thi đã sử dụng trong các kỳ thi chính thức của tỉnh trong những năm gần đây.

5. Tổ chức thi thử tuyển sinh lớp 10 THPT

Nhà trường tổ chức thi thử 01 lần dự kiến vào tháng 3/2024 trước khi tham gia thi thử chung cho học sinh lớp 9 toàn huyện tổ chức vào tháng 4/2024, cụ thể:

- Môn thi: 03 (ba) môn gồm Toán, Ngữ Văn và  01 (một) môn thi thứ ba hoặc bài thi tổ hợp (sau khi có thông báo của Phòng).

- Hình thức và thời gian làm bài:

        + Môn Ngữ văn và môn Toán  thi theo hình thức tự luận, thời gian 120 phút, thí sinh làm bài trên giấy thi.

+ Môn thi thứ ba hoặc bài thi tổ hợp.

- Nội dung thi: nằm trong chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở, chủ yếu là chương trình lớp 9.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đề nghị Ủy ban nhân dân xã

- Chỉ đạo các thôn, bản tăng cường công tác truyền thông rộng rãi đến cha mẹ học sinh và xã hội hiểu rõ, tạo sự đồng thuận trong quá trình triển khai Kế hoạch.

- Chỉ đạo Hội khuyến xã đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động thêm nguồn lực hỗ trợ nhà trường trong công tác dạy học, ôn tập và tổ chức thi thử.

2. Đối với Ban Giám hiệu nhà trường:

- Xây dựng Kế hoạch nâng cao chất lượng kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 – 2026 để chỉ đạo các cá nhân, bộ phận liên quan tổ chức thực hiện.

- Tổ chức họp phụ huynh để xây dựng cụ thể Kế hoạch dạy ôn tập tăng cường kiến thức cho học sinh lớp 9 tham gia thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026.

- Tổ chức phân tích kết quả thi thử vào lớp 10 THPT: Thực hiện phân tích kết quả thi thử theo từng môn, làm cơ sở để rút ra kinh nghiệm và định hướng trong công tác quản lý, chỉ đạo; để phân loại các nhóm đối tượng. Phối hợp với phụ huynh để lập kế hoạch bồi dưỡng, ôn tập cho các học sinh.

- Tăng cường hoạt động kiểm tra chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

3. Đối với các tổ chuyên môn:

- Đổi mới sinh hoạt chuyên môn: Tăng cường đổi mới sinh hoạt chuyên môn, bàn bạc về các giải pháp và biện pháp nâng cao chất lượng kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 hàng năm. Chú trọng đổi mới phương pháp dạy học để tạo hứng thú tích cực cho học sinh trong quá trình học tập.

- Biên soạn chuyên đề ôn tập:Tổ chức cho các giáo viên biên soạn các chuyên đề ôn tập; thực hiện dự giờ, phân tích và rút kinh nghiệm để điều chỉnh nội dung kịp thời, phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh. Cần xây dựng ngân hàng đề thi bám sát cấu trúc đối với từng môn học.

- Cập nhật kế hoạch dạy học: Căn cứ vào tình hình thực tế, nhà trường cập nhật, bổ sung và điều chỉnh Kế hoạch dạy học, ôn tập và ôn thi nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

Trên đây là Kế hoạch nâng cao chất lượng kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025-2026 của Trường THCS Phong Mỹ./.

Nơi nhận:

- Lãnh đạo trường;                                                                                       

- Website trường;

- Niêm yết phòng Hội đồng;

- Lưu: VT.

 

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

Mai Hồng Phi

Tải file 1  

Số lượt xem : 14

Các tin khác