Mục tiêu của việc dạy dỗ một học trò là làm cho trò có khả năng thích nghi với việc không có người thầy "

Ngày 05 tháng 02 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch các hoạt động khác

Kế hoạch các hoạt động khác

Cập nhật lúc : 14:22 21/03/2018  

06 KẾ HOẠCH Phát động phong trào thi đua “Nét đẹp văn hóa học đường” đến năm 2020
Thực hiện Kế hoạch số 11/KH-PGDĐT ngày 28/02/2018 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc Phát động phong trào thi đua “Nét đẹp văn hóa học đường” đến năm 2020

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THCS PHONG MỸ

 
   

 


Số:  06  /KH-PGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
   

 


Phong Điền, ngày  06  tháng 3  năm 2018

 

KẾ HOẠCH

Phát động phong trào thi đua

“Nét đẹp văn hóa học đường” đến năm 2020

 
   

 

 

          Thực hiện Kế hoạch số 11/KH-PGDĐT ngày 28/02/2018 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc Phát động phong trào thi đua “Nét đẹp văn hóa học đường” đến năm 2020;

          Căn cứ Kế hoạch số 29/KH-PGDĐT ngày 17/4/2017 về việc xây dựng Kế hoạch “Đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa trong trường học”; Kế hoạch số 29/KH-PGDĐT ngày 16/10/2017 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng” giai đoạn 2017-2020; Công văn số 335/PGDĐT ngày 24/10/2017 về ban hành Tiêu chí xây dựng trường học “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn” tại các trường trực thuộc giai đoạn 2017-2022;

          Hưởng ứng các ngày lễ lớn trong năm 2018, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trường THCS Phong Mỹ ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua “Nét đẹp văn hóa học đường” đến năm 2020 với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Mục đích

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

- Tạo môi trường học tập, sinh hoạt, giáo dục văn hóa lành mạnh, xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện, không bạo lực.

- Đảm bảo môi trường giáo dục mà ở đó người học được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái; được phát huy dân chủ và tạo điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực người học; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh có lối sống lành mạnh, có trách nhiệm ứng xử văn hóa, thân thiện.

- Nâng cao ý thức, trách nhiệm xây dựng, bảo vệ cảnh quan, môi trường; góp phần phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc; tạo nên nét đẹp văn hóa học đường bền vững, mang đậm đặc trưng văn hóa Huế.

- Góp phần nâng cao hiệu quả trong việc giáo dục toàn diện học sinh.

2. Yêu cầu

Phong trào được tổ chức triển khai trong phạm vi toàn trường.

Việc triển khai được thực hiện một cách nghiêm túc; có phát động, triển khai rộng rãi đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; có tổ chức kiểm tra, đánh giá, sơ và tổng kết.

3. Thời gian thực hiện

Từ năm 2018 đến năm 2020. Năm 2019 tổ chức sơ kết phong trào thi đua. Năm 2020 tổng kết phong trào thi đua.

4. Tên phong trào thi đua

Phong trào thi đua “Nét đẹp văn hóa học đường” đến năm 2020.

II. NỘI DUNG PHONG TRÀO THI ĐUA

1. Xây dựng trường học Xanh – Sạch – Đẹp

          Căn cứ Kế hoạch số 23/KH-THCS,  ngày 05/12/2017 về việc xây dựng trường học “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”, nhà trường chỉ đạo thực hiện tốt các nội dung sau:

- Có hệ thống cây xanh, bóng mát phủ xanh (tối thiểu 40%) các dãy phòng học, sân trường và khuôn viên trường học.

- Cây xanh, thảm cỏ, bồn hoa được chăm sóc thường xuyên, có kế hoạch phân công trách nhiệm cụ thể cho các lớp thực hiện lao động vệ sinh, làm đẹp khuôn viên trường, lớp học tạo phong trào thi đua trong nhà trường về việc chăm sóc và xây dựng cảnh quan môi trường.

- Toàn bộ khuôn viên của nhà trường, các khối công trình phục vụ giảng dạy và học tập, làm việc, sinh hoạt của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, được bố trí ngăn nắp, gọn gàng, khoa học.

- Có thùng đựng rác (thùng có nắp đậy) dành riêng cho 2 loại rác (loại có thể phân hủy và loại không thể phân hủy), được đặt ở các vị trí hợp lý đảm bảo mỹ quan. Rác thải được phân loại và được xử lý hàng ngày.

- Có hệ thống cống rãnh, hố ga đảm bảo tiêu thoát nước thoát (nước mưa, nước thải sinh hoạt), không để nước ứ đọng trong khuôn viên trường, lớp; có hệ thống thoát nước dành riêng cho phòng thực hành.

- Đảm bảo nguồn nước sạch, hợp vệ sinh phục vụ sinh hoạt cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

- Nhà vệ sinh cho cán bộ, giáo viên và học sinh được vệ sinh thường xuyên, đảm bảo sạch sẽ; có bồn rửa tay với nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác.

- Tổng thể khuôn viên, các khối công trình phục vụ giảng dạy và học tập, làm việc, sinh hoạt của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh, hệ thống cảnh quan, cây xanh nhà trường quy hoạch hợp lý, khoa học đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục và kế hoạch phát triển dài hạn. Phòng học, hệ thống phòng hỗ trợ học tập và các phòng chức năng khác được sắp xếp, bố trí gọn gàng, trang trí đảm bảo thẩm mỹ, phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi, phù hợp với môn học và đảm bảo tính giáo dục.

- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động văn hóa, bảo vệ môi trường ở địa phương.

- Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thực hiện theo đúng Điều lệ trường học quy định.

2. Xây dựng trường học “An toàn – Lành mạnh - Thân thiện - Không bạo lực”

- Có sân vườn, cây xanh bảo đảm an toàn, vệ sinh, phù hợp cảnh quan, môi trường thân thiện.

- Tổ chức chào cờ hàng tuần đảm bảo thiết thực, có hình thức sinh hoạt dưới cờ phong phú, thu hút học sinh.

- Có sân chơi, bãi tập, khu để xe phù hợp và thân thiện với học sinh.

- Có công trình vệ sinh, nước sạch, hệ thống điện và các công trình xây dựng khác bảo đảm an toàn, thân thiện, dễ tiếp cận, phù hợp với nhu cầu đa dạng của người sử dụng; có hệ thống, phương tiện đảm bảo công tác phòng, chống cháy nổ.

- Có tài liệu, học liệu về giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, giáo dục giới tính, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống xâm hại.

- Có hệ thống công nghệ thông tin kết nối Internet và website đáp ứng yêu cầu dạy và học; được kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm nội dung an toàn, lành mạnh, phù hợp với độ tuổi người học.

- Không có hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong môi trường học đường.

- Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết.

- Có kế hoạch ngày, tuần, phân công, tổ chức học sinh lao động vệ sinh lớp học và khuôn viên trường.

3. Trang phục, ứng xử văn hóa

          a) Đối với cán bộ, giáo viên

          - Lập trường vững vàng, có thái độ đúng đắn trước những dư luận trái chiều ảnh hưởng đến lợi ích, uy tín quốc gia, dân tộc và sự tiến bộ của xã hội; định hướng tư tưởng tiến bộ cho học sinh.

- Hành vi, ngôn ngữ ứng xử đúng mực, có tác dụng giáo dục đối với học sinh.

- Trang phục chỉnh tề, phù hợp với hoạt động sư phạm, theo quy định của Luật viên chức và quy định của trường công đoàn nhà trường.

- Thực hiện nghiêm túc văn hóa nơi công sở.

- Không thực hiện các hành vi sau

+ Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp.

+ Thiếu trung thực trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; thiếu khách quan trong đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.

+ Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung kiến thức, không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

+ Ép buộc học sinh học thêm sai quy định.

+ Hút thuốc lá, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục; sử dụng điện thoại di động khi đang dạy học trên lớp, trong hội nghị, hội họp chung của nhà trường (ngoại trừ những trường hợp cấp thiết).

+ Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén chương trình giáo dục.

b) Đối với học sinh

- Hành vi, ngôn ngữ ứng xử đảm bảo tính văn hoá, lễ phép phù hợp với đạo đức và lối sống của lứa tuổi học sinh.

- Trang phục chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng, thích hợp với độ tuổi, thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở nhà trường.

- Tham gia làm vệ sinh phòng học, khuôn viên trường và tích cực tham gia các hoạt động xã hội.

- Chấp hành pháp luật về tham gia giao thông, thực hiện văn hóa giao thông học đường.

4. Hoạt động bảo đảm văn hóa học đường

- Bảo đảm an ninh trật tự; an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn, phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai theo các công văn chỉ đạo của Phòng.

- Xây dựng, công khai và thực hiện nghiêm túc bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở giáo dục có sự tham gia của học sinh.

- Chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật.

- Thiết lập kênh thông tin như hộp thư góp ý, đường dây nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin của người học; bảo mật cho người cung cấp thông tin.

- Tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống; trải nghiệm sáng tạo, giáo dục kỹ năng sống, hoạt động ngoài giờ chính khóa; hoạt động xã hội; hoạt động tương thân, tương ái, từ thiện vì cộng đồng; hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí an toàn, lành mạnh, thân thiện, thiết thực, ý nghĩa, bình đẳng, phù hợp với độ tuổi, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh.

- Thực hiện công tác y tế trường học, công tác tư vấn tâm lý giúp đỡ học sinh.

- Thường xuyên trao đổi thông tin với gia đình và cộng đồng trong việc bảo đảm an toàn tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của học sinh.

III. THỜI GIAN, LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

1. Thời gian thực hiện: Từ tháng 02/2018 đến tháng 01/2020

2. Lộ trình thực hiện

- Phát động phong trào: Ngày 08/3/2018.

- Tổ chức sơ kết phong trào: vào đầu tháng 01/2019 gắn liền với sơ kết học kỳ I năm học 2018-2019 và nộp báo cáo về Phòng Giáo dục và Đào tạo trước ngày 07/12/2018.

- Tổ chức tổng kết phong trào: vào đầu tháng 01/2020 gắn liền với sơ kết học kỳ I năm học 2019-2020 và nộp báo cáo về Phòng Giáo dục và Đào tạo trước ngày 01/01/2020.

3. Khen thưởng

- Tổ chức sơ kết, khen thưởng theo thẩm quyền của nhà trường và gửi hồ sơ báo cáo về Phòng Giáo dục và Đào tạo.

IV. KINH PHÍ

- Từ kinh phí chi thường xuyên do nhà nước cấp theo dự toán hằng năm.

          - Từ công tác xã hội hóa và từ các nguồn huy động hợp pháp khác.

          V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

          1. Lãnh đạo trường

- Xây dựng Kế hoạch, tổ chức triển khai đến tận cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên, học sinh, các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường và cá nhân có liên quan để thực hiện tốt phong trào.

- Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra đánh giá tình hình triển khai thực hiện kế hoạch; Tổ chức sơ, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch (kèm theo hồ sơ đề nghị khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích tiêu biểu trong công tác thực hiện “Nét đẹp văn hóa học đường” về Phòng Giáo dục và Đào tạo (qua bộ phận HĐNG) theo các mốc thời gian quy định.

2. Các đoàn thể

a) Liên đội

- Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến tận các chi đội và đội viên. Xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua giữa các chi đội.

- Phân công trách nhiệm, nhiệm vụ, công việc cụ thể đến từng bộ phận, lớp học và các nhân trong việc thực hiện kế hoạch.

b) Công đoàn, Chi đoàn

- Tổ chức lồng ghép triển khai kế hoạch và vận động đoàn viên nghiêm túc thực hiện kế hoạch đề ra.

- BCH Xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua để theo dõi đảm bảo ghi nhận đầy đủ thành tích của cá nhân và tập thể trong phong trào thi đua.

3. Kết quả thi đua

- Các đoàn thể là tổ chức tham mưu cho nhà trường về kết quả và đề xuất khen thưởng tập thể cá nhân trong phong trào.

- Những thành tích trong phong trào thi đua “Nét đẹp văn hóa học đường” là một trong những căn cứ để bình xét thi đua cuối năm và các ưu tiên khác.

Trên đây là Kế hoạch phát động phong trào thi đua “Nét đẹp văn hóa học đường” đến năm 2020, Nhà trường yêu cầu các tổ chức đoàn thể, CBGVNV và học sinh nghiêm túc thực hiện có hiệu quả./.

 

Nơi nhận:

- Phòng GD&ĐT(để báo cáo);

- Web trường;

- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

Mai Hồng Phi

 

 

Tải file 1  

Số lượt xem : 114

Các tin khác