Sự thông minh và tính cách là mục tiêu thật sự của giáo dục''

Ngày 10 tháng 02 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch các hoạt động khác

Kế hoạch các hoạt động khác

Cập nhật lúc : 13:50 23/10/2019  

Kế hoạch công tác xã hội năm học 2019-2020

PHÒNG GD&ĐT PHONG ĐIỀN

TRƯỜNG THCS PHONG MỸ

 
   

 


Số: …./KH-THCS

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
   

 


Phong Mỹ, ngày 21 tháng 10 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

Thực hiện công tác xã hội trong trường học năm học 2019-2020

 

Căn cứ Thông tư 33/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 về việc hướng dẫn công tác xã hội trong trường học của Bộ GD & ĐT (Thông tư 33);

Thực hiện Công văn số: 260/PGDĐT-THCS ngày 18 tháng 9 năm 2019, của Phòng Giáo dục & Đào tạo Phong Điền, về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ THCS năm học 2019-2020;

Trường THCS Phong Mỹ xây dựng kế hoạch thực hiện công tác xã hội (CTXH) năm học 2019-2012 với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CÂU

1. Mục đích

Nâng cao kiến thức và kỹ năng để học sinh tự giải quyết các khó khăn, căng thăng, khủng hoảng tạm thời về tâm lý, phát huy tiềm năng, năng lực học tập của bản thân. Bảo vệ học sinh trước nguy cơ bị xâm hại, bị bạo lực, phòng tránh các tệ nạn xã hội, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học, vi phạm pháp luật.

Nâng cao nhận thức, kỹ năng của cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh trong việc hiểu, chia sẻ, đồng hành cùng học sinh. Kết nối nguồn lực từ cộng đồng tham gia, phối hợp cùng các đơn vị trên địa bàn thúc đẩy hoạt động CTXH trong trường học.

2.Yêu cầu

Giữ bí mật các thông tin cá nhân của học sinh, trường hợp chia sẻ thông tin phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

Tôn trọng các đặc điểm riêng biệt, tính cách, phẩm chất, hoàn cảnh cá nhân của học sinh, đặt học sinh vào vị trí trung tâm của các hoạt động trợ giúp.

Lắng nghe ý kiến của học sinh và tạo cơ hội để học sinh tham gia tối đa vào việc thảo luận các giải pháp đối với những vấn đề của bản thân.

Bảo đảm mọi quyết định đưa ra đều có sự cân nhắc kỹ lưỡng vì lợi ích tốt nhất của học sinh nhưng không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Bảo đảm mối quan hệ bình đẳng, khách quan, chuẩn mực giữa học sinh với người tham gia CTXH trong trường học.

II. NỘI DUNG CTXH TRONG TRƯỜNG HỌC

1. Phát hiện các nguy cơ trong và ngoài trường có ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh; phát hiện các vụ việc liên quan đến học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, có hành vi bạo lực, bỏ học, vi phạm pháp luật.

Rà soát, nắm bắt thông tin, tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình và các hiện tượng bất thường của học sinh. Chủ động phát hiện học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, nghỉ học thường xuyên, có nguy cơ bỏ học, bị xâm hại, bị bạo lực, vi phạm pháp luật.

2. Tổ chức các hoạt động phòng ngừa, hạn chế nguy cơ học sinh rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, bị bạo lực, bỏ học, vi phạm pháp luật

Tuyên truyền, phổ biến, cảnh báo và hướng dẫn học sinh về các tình huống, nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, bị bạo lực, bỏ học, vi phạm pháp luật. Phối hợp với Đội TNTPHCM, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn xã, các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, vận động cộng đồng, xã hội kịp thời phản ánh thông tin về các vụ việc liên quan đến học sinh và tham gia xây dựng môi trường trường học an toàn, lành mạnh.

Hướng dẫn học sinh, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh, giáo viên sử dụng các dịch vụ hỗ trợ từ nhà trường, Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em theo số 111.

Trang bị cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh, giáo viên các kiến thức, kỹ năng, phương pháp phát hiện các trường hợp học sinh có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, nguy cơ bỏ học, bị căng thẳng, khủng hoảng, nguy cơ bị xâm hại, bị bạo lực và trách nhiệm thông báo, phối hợp giải quyết cùng nhà trường.

3. Thực hiện quy trình can thiệp, trợ giúp đối với học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, bị bạo lực, bỏ học, vi phạm pháp luật.

a) Tiếp nhận thông báo và đánh giá ban đầu

Giáo viên, nhân viên được phân công làm đầu mối tham mưu triển khai CTXH trong trường học thực hiện các công việc sau:

- Tiếp nhận thông báo và đánh giá ban đầu về nhu cầu hỗ trợ của học sinh. Lập báo cáo tiếp nhận thông tin chi tiết theo Mẫu số 01.

- Trao đổi, lấy ý kiến của học sinh và các đối tượng liên quan để xác minh lại thông tin vụ việc. Đánh giá toàn diện nhu cầu cần hỗ trợ của học sinh dựa trên mức độ và nguy cơ bị tổn hại. Lập báo cáo đánh giá mức độ, nguy cơ tổn hại và nhu cầu của học sinh chi tiết theo Mẫu số 02.

- Căn cứ kết quả xác minh và đánh giá nhu cầu của học sinh, tham mưu Hiệu trưởng quyết định phương án can thiệp, trợ giúp đối với học sinh.

b) Đối với trường hợp can thiệp, trợ giúp tại trường

Giáo viên, nhân viên được phân công làm đầu mối tham mưu triển khai CTXH trong trường học thực hiện các công việc sau:

-  Xây dựng, tham mưu Hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch can thiệp, trợ giúp dựa trên kết quả đánh giá toàn diện về vụ việc hoặc nhu cầu của học sinh, xác định mục tiêu và các hoạt động can thiệp, trợ giúp học sinh theo Mẫu số 03.

-  Chủ trì, phối hợp với học sinh, gia đình học sinh và các bên liên quan thực hiện hoạt động can thiệp, trợ giúp học sinh theo Kế hoạch được Hiệu trưởng phê duyệt. Theo dõi, giám sát việc thực hiện các hoạt động can thiệp, trợ giúp và kịp thời điều chỉnh các hoạt động can thiệp, trợ giúp nếu cần thiết.

- Đánh giá tình trạng và nguy cơ học sinh bị tổn hại sau can thiệp trợ giúp, đưa ra các nhận định, kết luận về tình trạng hiện tại của học sinh và nguy cơ bị tổn hại sau khi thực hiện các biện pháp can thiệp, trợ giúp. Báo cáo rà soát, đánh giá tình trạng của học sinh sau can thiệp, trợ giúp theo Mẫu số 04.

Trường hợp học sinh không còn tổn hại hoặc nguy cơ bị tổn hại thì báo cáo Hiệu trưởng để kết thúc quy trình can thiệp, trợ giúp. Trường hợp học sinh vẫn còn tổn hại hoặc nguy cơ bị tổn hại, tiếp tục thực hiện can thiệp, trợ giúp hoặc lập kế hoạch can thiệp, trợ giúp mới, phù hợp với tình trạng của học sinh.

c) Đối với trường hợp can thiệp, trợ giúp tại cộng đồng

- Trường hợp học sinh bị xâm hại, bị bạo lực hoặc các vụ việc khác có mức độ phức tạp vượt quá khả năng can thiệp, hỗ trợ của nhà trường. Giáo viên, nhân viên được phân công làm đầu mối tham mưu triển khai CTXH trong trường học thực hiện các công việc sau:

+ Liên hệ trực tiếp với Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em theo số 111 để được hướng dẫn hoặc có Công văn chuyển, gửi vụ việc của học sinh đến các cơ quan liên quan trong thời hạn không quá 12 giờ làm việc kể từ khi nhận được thông báo. (Ủy ban nhân dân hoạc cơ quan Công an cấp xã; Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện).

+ Phối hợp với đơn vị tiếp nhận học sinh để hỗ trợ, theo dõi, giám sát quá trình tiếp nhận, can thiệp, trợ giúp bảo đảm phù hợp với nhu cầu của học sinh.

- Trường hợp học sinh bỏ học hoặc có nguy cơ bỏ học do vấn đề văn hóa, tôn giáo, di cư, hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn vượt quá khả năng hỗ trợ của nhà trường thì nhà trường thông báo trực tiếp hoặc báo cáo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi học sinh cư trú để hỗ trợ, vận động học sinh trở lại trường hoặc có giải pháp quản lý tại địa phương.

4. Phối hợp với gia đình, chính quyền địa phương và các đơn vị cung cấp dịch vụ CTXH tại cộng đồng, thực hiện việc can thiệp, trợ giúp đối với học sinh cần can thiệp, trợ giúp khẩn cấp hoặc giáo viên, học sinh có nhu cầu can thiệp, hỗ trợ.

Giáo viên, nhân viên được phân công làm đầu mối tham mưu triển khai CTXH trong trường học phối hợp với giáo viên, cán bộ bảo vệ trẻ em cấp xã hỗ trợ học sinh sau khi kết thúc quy trình can thiệp, trợ giúp được tham gia một cách bình đẳng các hoạt động tại nhà trường và cộng đồng. Cập nhật và cung cấp thông tin về luật pháp, chính sách xã hội liên quan cho học sinh, giáo viên, nhân viên trong trường và cha mẹ hoặc người giám hộ để giúp học sinh tiếp cận hệ thống trợ giúp xã hội.

5. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ phát triển, hòa nhập cộng đồng cho học sinh sau can thiệp hoặc học sinh, giáo viên, phụ huynh có nhu cầu hỗ trợ phát triển, hòa nhập cộng đồng.

Giáo viên, nhân viên được phân công làm đầu mối tham mưu triển khai CTXH trong trường học tham mưu Hiệu trưởng nhà trường hình thành và phát triển các dịch vụ CTXH trong trường học phù hợp với nhu cầu của học sinh; Tham mưu Hiệu trưởng nhà trường kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các chính sách liên quan đến học sinh và thúc đẩy việc thực hiện quyền của học sinh.

Xây dựng phong trào kết nghĩa giữa trường học với cơ quan, doanh nghiệp tại địa phương, huy động nguồn lực để hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, hỗ trợ giáo viên trong các hoạt động CTXH tại nhà trường.

III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Nhiệm vụ của lãnh đạo nhà trường

Chịu trách nhiệm thực hiện CTXH trong trường học, bố trí nhân sự kiêm nhiệm làm đầu mối tham mưu triển khai CTXH trong trường học. Bảo đảm các điều kiện để thực hiện các nội dung hoạt động CTXH trong trường học.

Tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường tham gia bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về CTXH trong trường học.

Phối hợp với gia đình, chính quyền địa phương và các đơn vị cung cấp dịch vụ CTXH tại cộng đồng, thực hiện việc can thiệp, trợ giúp đối với học sinh cần can thiệp, trợ giúp khẩn cấp hoặc giáo viên, học sinh có nhu cầu can thiệp, hỗ trợ.

Tổ chức các hoạt động hỗ trợ phát triển, hòa nhập cộng đồng cho học sinh sau can thiệp hoặc học sinh, giáo viên, phụ huynh có nhu cầu hỗ trợ phát triển, hòa nhập cộng đồng.

Thiết lập hệ thống tiếp nhận thông tin của trường cụ thể như sau:

- Hòm thư góp ý: Đặt trước phòng Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng quản lý.

- Thiết lập Email: tuvanhotrhocsinh@gmail.com.

- Thiết lập đường dây nóng qua các số điện thoại:

Hiệu trưởng: Thầy Mai Hồng Phi, ĐT: 0392468282

Phó Hiệu trưởng: Cô Nguyễn Thị Thu Nguyên, ĐT: 0981034359

Trưởng Ban đại diện CMHS: Ông Võ Phi Bình, ĐT: 0238134845

2. Nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường

a) Giáo viên, nhân viên được phân công làm đầu mối tham mưu triển khai CTXH trong trường học chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp thực hiện các hoạt động CTXH trong trường học theo thẩm quyền được quy định tại Mục II của Kế hoạch này.

b) Giáo viên, nhân viên, cán bộ trong nhà trường có trách nhiệm phát hiện, báo cáo Hiệu trưởng hoặc thông báo với giáo viên, nhân viên được phân công làm đầu mối tham mưu triển khai CTXH trong trường học các trường hợp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, bị bạo lực, bỏ học, vi phạm pháp luật hoặc các nguy cơ khác và phối hợp chặt chẽ với giáo viên, nhân viên được phân công làm đầu mối tham mưu triển khai CTXH trong trường học thực hiện hoạt động phòng ngừa, can thiệp, trợ giúp học sinh tại nhà trường.

3. Nhiệm vụ của ban đại diện cha mẹ học sinh

a) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và cha mẹ học sinh phát hiện, tiếp nhận thông tin về các trường hợp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, bị bạo lực, bị xâm hại, bỏ học, vi phạm pháp luật. Chủ động đề xuất và phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động phòng ngừa cho học sinh.

b) Tích cực, phối hợp với giáo viên, nhân viên được phân công làm đầu mối tham mưu triển khai CTXH trong trường học tham gia các hoạt động can thiệp, trợ giúp học sinh tại nhà trường và cộng đồng khi có đề nghị của nhà trường.

c) Phân công trách nhiệm của các thành viên trong ban đại diện cha mẹ học sinh phối hợp cùng nhà trường trong các hoạt động hỗ trợ phát triển cho học sinh.

4. Nhiệm vụ của tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường

a) Hướng dẫn các đoàn viên, đội viên phát huy vai trò tự quản, chủ động tích cực tham gia các hoạt động CTXH trong trường học.

b) Chủ động thành lập các câu lạc bộ, tổ, nhóm làm CTXH với nòng cốt là các đoàn viên, đội viên trong trường, lớp để trợ giúp các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt được tham gia một cách bình đẳng các hoạt động giáo dục tại nhà trường và cộng đồng.

5. Nhiệm vụ của học sinh trong nhà trường

a) Chủ động phát hiện, báo cáo giáo viên, nhân viên được phân công làm đầu mối tham mưu triển khai CTXH trong trường học hoặc các giáo viên, nhân viên khác trong nhà trường các trường hợp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, có hành vi bạo lực, bỏ học, vi phạm pháp luật hoặc các vấn đề khác có liên quan đến giáo viên, học sinh.

b) Tích cực tham gia các hoạt động phòng ngừa, can thiệp, trợ giúp các trường hợp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, bị bạo lực, bị bắt nạt, bỏ học, vi phạm pháp luật.

c) Chủ động cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực tự bảo vệ bản thân, kiến thức, kỹ năng phòng tránh các tình huống nguy hiểm. Có trách nhiệm báo cáo với cha mẹ hoặc giáo viên, nhân viên được phân công làm đầu mối tham mưu triển khai CTXH trong trường học, cán bộ, giáo viên, nhân viên khác trong nhà trường các vấn đề, khó khăn của bản thân.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện CTXH trong trường học của nhà trường, trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn vướng mắc hoặc vấn đề mới phát sinh liên hệ trực tiếp giáo viên được phân công làm CTXH hoặc báo cáo trực tiếp Lãnh đạo để nhà trường có biện pháp chỉ đạo, giải quyết.

Nơi nhận:

- Phòng GDĐT(để báo cáo);

- Lãnh đạo, các TTCM;

- Ban đại diện CMHS (để phối hợp);

- Đăng tải web trường;

- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

Mai Hồng Phi

Tải file 1  

Số lượt xem : 90

Các tin khác